Date added: | 06/05/2018 |
Downloads: | 2633 |
Nghiên cứu đưa ra góc nhìn mới, sâu sắc về cách mà phụ nữ nhận thức về công lý ở Việt Nam như thế nào và cách mà nạn nhân được đối xử ra sao. Một khi từng cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy tiếp cận tư pháp hình sự theo kiểu "tư vấn" và gây áp lực với nạn nhân giải quyết vụ việc bên ngoài tòa án, hoặc đối xử với họ mà không quan tâm đến phẩm giá hoặc sự riêng tư của họ, thì sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên là nhiều phụ nữ cuối cùng đã bỏ cuộc, không theo đuổi vụ việc vì nhu cầu của họ không được đáp ứng. Khi hệ thống tư pháp hình sự không thực hiện quyền con người của phụ nữ một cách đầy đủ, thì hệ thống lại góp phần duy trì văn hoá hòa giải, không công nhận các vấn đề của nạn nhân và không trừng phạt tội danh. Việc không trừng phạt – sự miễn trừ hình phạt và trách nhiệm giải trình – là tiếp tay cho bạo lực đối với phụ nữ, làm giảm tác động của tuyên truyền vận động và những tiến bộ của chính sách cứng rắn.
Date added: | 01/03/2017 |
Downloads: | 5270 |
Tài liệu Thảo luận Chính sách "Công việc chăm sóc không lương: Những vấn đề đặt ra và gợi chính sách cho Việt Nam" là một ấn phẩm được thực hiện nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có hiểu biết hơn về công việc chăm sóc không lương và ảnh hưởng của nó đối với sự tham gia của phụ nữ và đời sống kinh tế xã hội, đồng thời đưa ra những gợi ý về các biện pháp can thiệp nhằm thừa nhận, giảm thiểu và tái phân phối công việc chăm sóc không lương
Date added: | 07/08/2015 |
Downloads: | 5703 |
Besides equipping the readers with the most useful knowledge about Viet Nam’s political system and election process, the intention of this manual is to ensure that potential woman candidates understand they have the equal right to stand up, represent and raise their voice for the benefit of the entire community as political leaders. This comprehensive training guide is packed with practical advice on everything from public speaking, preparing an action plan to engaging with media. The manual also includes a summary of the political system in Viet Nam, the candidate nomination process and the role of different agencies in the candidate selection and election process.
Date added: | 09/06/2014 |
Downloads: | 11442 |
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tăng cường tỉ lệ tham gia của phụ nữ, đặc biệt trong Quốc hội. Trước các kỳ bầu cử năm 2007 và 2011, Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng Bầu cử Trung ương đặt chỉ tiêu tăng tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội lên 30%. Tuy tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội năm 2007 là 28% và năm 2011 là 24%, việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vẫn là vấn đề được Đảng và Chính phủ quan tâm. Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới xác định các mục tiêu bình đẳng giới trên các lĩnh vực lao động, giáo dục, y tế và tham gia trong các lĩnh vực công. Chiến lược đề ra chỉ tiêu tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2015 là trên 30% và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.
Mặc dù có các chỉ tiêu về tỉ lệ nữ giới trong các cơ quan lập pháp, việc các nữ đại biểu trúng cử thực hiện vai trò của mình ra sao tại Quốc hội lại ít được biết đến. Không có nhiều nghiên cứu về các vị trí công tác của các nữ đại biểu trong Quốc hội hay khả năng thực hiện chuyên môn của họ. Đây là thiếu sót đáng kể. Nghiên cứu cho thấy việc tăng cường tỷ lệ tham gia của phụ nữ chưa chắc mang
lại nhiều chính sách ưu tiên phụ nữ trong quá trình lập pháp
Vì vậy, nghiên cứu này sẽ làm rõ các vấn đề sau đây trong điều kiện của Việt Nam:
1. Phụ nữ có bị phân biệt đối xử trong quá trình bầu cử và lựa chọn vào các vị trí lãnh đạo trong
Quốc hội hay không và ở mức độ nào?
2. Mức độ đại diện của đại biểu nữ trong các Ủy ban của Quốc hội?
3. Phụ nữ thực hiện vai trò của họ trong Quốc hội như thế nào? Các nữ đại biểu có đại diện cho
các vấn đề liên quan tới nữ giới hay không? Khả năng phản biện/phê bình so với nam giới
thế nào?
Date added: | 09/06/2014 |
Downloads: | 10244 |
An effective way to increase the representation of women
This policy brief draws on the research report “Women’s Leadership in Viet Nam: Leveraging a Resource Untapped”, commissioned by the Women’s Leadership project of UNDP Viet Nam and the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs. Based on an analysis of 37 Vietnamese and global leadership programmes, the brief recommends how to best design an effective leadership capacity building initiative that will increase women’s representation in the political and public sector in Viet Nam. The policy brief also sets out the main barriers to women’s leadership growth. It is important that these barriers are understood and taken into account for any capacity building initiative to be successful.
Date added: | 09/06/2014 |
Downloads: | 10314 |
These guidelines draw on the research report “Women’s Leadership in Viet Nam: Leveraging a Resource Untapped”, commissioned by the Women’s Leadership project of UNDP Viet Nam and the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs. The guidelines are primarily intended for trainers and those designing the curriculum for leadership training programmes, and who want to ensure these programmes are genderresponsive. The recommendations are based on an analysis of 37 political and public sector leadership programmes, within Viet Nam and globally.
Date added: | 04/14/2014 |
Downloads: | 10613 |
Mục đích của tài liệu này là để hỗ trợ các đối tác Việt Nam trong khuôn khổ dự án Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục
vụ triển khai hội nhập quốc tế giữa Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) và Bộ Ngoại giao, cung cấp thông tin và hướng dẫn về cách tiếp cận hiệu quả để xây dựng năng lực cho các nhà lãnh đạo nữ tiềm năng. Các viện nghiên cứu, các tổ chức xã hội dân sự hoặc các cơ quan hành chính Nhà nước đều có thể sử dụng tài liệu này. Các ví dụ được giới thiệu trong cuốn sách được tổng hợp từ nhiều lĩnh vực khác nhau và từ nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Tài liệu này được xây dựng cho các cá nhân có ý định tham gia chương trình hướng dẫn/ dìu dắt trong tổ chức của họ. Tài liệu sẽ giúp bạn hiểu được các yếu tố trong chương trình hướng dẫn/dìu dắt; đồng thời đây là tài liệu tổng hợp các kết quả nghiên cứu, những câu chuyện thực tiễn tốt nổi bật, những thách thức chung và kinh nghiệm của các cá nhân đã từng tham gia các chương trình hướng dẫn/dìu dắt. Tài liệu cũng cung cấp một số công cụ có thể sử dụng để xây dựng và triển khai một chương trình hướng dẫn/dìu dắt trong cơ quan/tổ chức của bạn. Tác giả cuốn tài liệu này là bà Jean Munro, Tư vấn kỹ thuật cao cấp của Dự án Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế.
Các chương trình hướng dẫn/dìu dắt được định hình từ chính môi trường nội tại, do các nhà lãnh đạo chương trình và, tất nhiên, bởi những người có liên quan nhất – người hướng dẫn và người được hướng dẫn/dìu dắt. Mỗi chương trình là duy nhất và mỗi mối quan hệ hướng dẫn/dìu dắt là khác nhau. Không thể có một cách tiếp cận “khuôn mẫu chung” để thiết kế một chương trình phù hợp với tất cả các tổ chức. Vì vậy, tài liệu này cung cấp cho bạn các nội dung chính khi xây dựng chương trình, các câu hỏi quan trọng để cân nhắc và nhiều công cụ khác. Tuy nhiên, mỗi tổ chức sẽ có các yếu tố riêng để định hình chương trình phù hợp với nhu cầu của mình.