Date added: | 04/08/2014 |
Downloads: | 7050 |
Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (gọi tắt theo tên tiếng Anh là PAPI) đã được xây dựng và thực hiện được 5 năm. Trong 5 năm qua, Chỉ số PAPI đã lắng nghe ý kiến đánh giá và phản ánh trải nghiệm của gần 50.000 người dân trên khắp mọi miền đất nước. Chỉ số PAPI là một sáng kiến mang tính tiên phong của Việt Nam với bộ dữ liệu khảo sát xã hội học lấy người dân là trung tâm lớn nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực đo lường hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam. Chỉ số PAPI được tổng hợp từ phân tích kết quả khảo sát trải nghiệm của người dân về hiệu quả thực thi chính sách quản trị và hành chính công, nhằm mục đích cung cấp thông tin, dữ liệu cập nhật hàng năm và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nhìn chung, kết quả Chỉ số PAPI hàng năm trên phạm vi toàn quốc trong ba năm từ 2011 đến 2013 cho thấy mức độ ổn định và nhất quán của bộ chỉ số. Tính nhất quán về kết quả ở sáu lĩnh vực nội dung (còn gọi là trục nội dung) của năm 2013 so với hai năm trước đó một lần nữa khẳng định tính khoa học, độ tin cậy cao của phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp chọn mẫu của Chỉ số PAPI.
Date added: | 12/07/2012 |
Downloads: | 10356 |
Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi cho Việt Nam
Nghiên cứu chính sách này so sánh khung pháp lý về các cơ chế xử lí và thực thi pháp luật phòng, chống tham nhũng ở năm quốc gia và vùng lãnh thổ: Úc, Hồng Kông, Indonesia, Singapore và Nam Phi. Mục đích của nghiên cứu là rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trong quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Phần lớn các quốc gia có luật chuyên biệt về phòng, chống tham nhũng (PCTN) đều đưa vào đó các quy định về bản chất và các dấu hiệu pháp lí của tội phạm, hình phạt cho các tội danh đó cũng như những biện pháp đặc biệt nhằm thu hồi tài sản có được do tham nhũng. Ba trong số năm quốc gia, vùng lãnh thổ trong nghiên cứu này đã và đang áp dụng các biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ và hiệu quả trong việc thu hồi ‘những tài sản bất chính’. Sự kết hợp quy định hai cơ chế xử lý hình sự và xử lý kỷ luật công chức, viên chức là một đặc điểm nổi bật của các quốc gia thành công trong phòng chống tham nhũng. Các nguyên tắc về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp được quy định chặt chẽ, hỗ trợ tích cực cho việc xử lý tham nhũng.
Việc thiết lập cơ quan chống tham nhũng riêng biệt, đủ mạnh được trao thẩm quyền và biện pháp điều tra đặc biệt cũng là thông lệ chung ở bốn trong năm trường hợp được nghiên cứu so sánh. Dù bộ máy thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng có tập trung vào một cơ quan riêng biệt hay không thì tính độc lập và tính khách quan của các tiến trình thực thi và xử lý tham nhũng luôn là những đặc điểm quan trọng nhất. Tính độc lập và tính khách quan của tiến trình xử lý các vụ việc tham nhũng dựa trên một hệ thống các quy tắc và quy ước chính trị chung bảo đảm sự không can thiệp của cơ quan hành pháp vào việc thực thi pháp luật của cơ quan tư pháp và vào các hoạt động tư pháp nói chung. Bên cạnh đó, tính minh bạch của tiến trình xử lý vụ việc tham nhũng có tác dụng thúc đẩy việc tuân thủ những quy tắc và quy ước này.
Luật PCTN của Việt Nam mới chỉ chú trọng đến các vấn đề mang tính hành chính và các biện pháp phòng ngừa. Luật tự hạn chế trong phạm vi và mục đích, nên chưa bao quát các nội dung cơ bản để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi và xử phạt tham nhũng. Phần quy phạm xử lý tham nhũng trong Luật còn chưa đầy đủ.
Định nghĩa tham nhũng trong Luật PCTN và quy định về các tội phạm này của Bộ luật hình sự làm cho phạm vi của khái niệm tham nhũng bị giới hạn trong khu vực công. Hơn nữa, khái niệm tham nhũng chỉ dừng ở hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, vì vậy loại trừ những hành vi được quy định là tham nhũng trong các văn bản pháp lý quốc tế cũng như trong luật pháp của nhiều quốc gia khác như đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ. Quy định dấu hiệu định lượng ‘giá trị tài sản’ hoặc ‘gây hậu quả’ vừa không cần thiết cho việc phản ánh đúng bản chất nguy hiểm của hành vi tham nhũng, vừa gây khó khăn cho công tác chứng minh và xử lý tội phạm. Khiếm khuyết cần lưu ý là việc chưa hình sự hóa hành vi ‘làm giàu bất hợp pháp’ và chưa chú trọng việc quy định cụ thể các biện pháp thu hồi tài sản do tham nhũng mà có. Bên cạnh đó, hệ thống chế tài kỷ luật và hình phạt có thể áp dụng đối với hành vi tham nhũng không được quy định trong Luật PCTN.
Hệ thống thực thi pháp luật ở Việt Nam còn phân tán và thiếu phối hợp thực sự. Các cơ quan chuyên trách của Việt Nam thiếu một số quyền hạn và năng lực cần thiết để tiến hành xử lý tham nhũng có hiệu quả. Việc bố trí nhiều cơ quan có trách nhiệm liên đới cũng tạo ra những vấn đề khó đạt được sự đồng thuận. Sự can thiệp và những cản trở trong quá trình thực thi góp phần lý giải cho sự thực thi thiếu hiệu quả.
Các văn bản pháp luật về điều tra, truy tố, xét xử của Việt Nam chưa chú trọng việc đảm bảo ‘tính độc lập’ với ý nghĩa như được thấy trong trường hợp các nước khác.
Tóm lại, việc phân tích để tìm ra những bài học kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung khung pháp lý về PCTN.
Date added: | 05/11/2012 |
Downloads: | 12247 |
Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” có lẽ là câu nói tóm tắt một cách đầy đủ nhất bản chất và mục đích của PaPi. PaPi không những cung cấp thông tin khách quan về những trải nghiệm và các mối quan hệ của người dân với các cơ quan chính quyền địa phương, hay những vấn đề “dân biết”, mà còn là phương tiện hỗ trợ việc thảo luận và thẩm định các giải pháp chính sách ở cấp trung ương và địa phương nhằm tạo điều kiện để “dân bàn”. PaPi làm rõ những trải nghiệm thực tế của người dân, để từ đó các cấp chính quyền hành động thay cho dân và hiện thực hóa phương châm “dân làm”. PaPi còn là công cụ đánh giá hiệu quả thực tế của các cấp chính quyền thông qua việc tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền hạn “dân kiểm tra”.
Date added: | 03/18/2009 |
Downloads: | 14709 |
Nghiên cứu về báo chí và tham nhũng này được viết bởi Catherine McKinley, nhằm tìm hiểu năm cơ quan báo chí khác nhau ở Việt Nam đã hoạt động như thế nào trong việc đưa tin chống tham nhũng trong hai năm 2006 và 2007. Dựa trên những phát hiện, nghiên cứu cũng đưa ra một loạt các khuyến nghị làm thế nào để thay đổi môi trường báo chí. Nghiên cứu này là một phần trong hàng loạt tài liệu nghiên cứu chính sách về cải cách hành chính công và chống tham nhũng của UNDP tại Việt Nam.