Date added: | 06/05/2018 |
Downloads: | 2633 |
Nghiên cứu đưa ra góc nhìn mới, sâu sắc về cách mà phụ nữ nhận thức về công lý ở Việt Nam như thế nào và cách mà nạn nhân được đối xử ra sao. Một khi từng cơ quan có nhiệm vụ thúc đẩy tiếp cận tư pháp hình sự theo kiểu "tư vấn" và gây áp lực với nạn nhân giải quyết vụ việc bên ngoài tòa án, hoặc đối xử với họ mà không quan tâm đến phẩm giá hoặc sự riêng tư của họ, thì sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên là nhiều phụ nữ cuối cùng đã bỏ cuộc, không theo đuổi vụ việc vì nhu cầu của họ không được đáp ứng. Khi hệ thống tư pháp hình sự không thực hiện quyền con người của phụ nữ một cách đầy đủ, thì hệ thống lại góp phần duy trì văn hoá hòa giải, không công nhận các vấn đề của nạn nhân và không trừng phạt tội danh. Việc không trừng phạt – sự miễn trừ hình phạt và trách nhiệm giải trình – là tiếp tay cho bạo lực đối với phụ nữ, làm giảm tác động của tuyên truyền vận động và những tiến bộ của chính sách cứng rắn.
Date added: | 11/06/2017 |
Downloads: | 2301 |
This update is issued on behalf of the United Nations Resident Coordinator in Viet Nam. It covers the period for 3-6 November 2017. Another update will be shared once new information become available.
Situation Overview
Date added: | 06/06/2017 |
Downloads: | 5193 |
Ngành may mặc và giày dép của Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm qua và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là ngành xuất khẩu lớn thứ hai trên toàn quốc, chiếm hơn một phần tư giá trị của tất cả hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm chính thức nhất và đa số lao động trong ngành là nữ giới. Do đó, ngành có tác động rất lớn đến trẻ em, cả trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp khi trẻ em là lực lượng lao động tương lai của ngành hoặc ở những khu vực phi chính thức phát triển xung quanh ngành. Gián tiếp khi ngành sử dụng nhiều lao động đang làm cha mẹ hoặc đang là người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em; có ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu gia đình. UNICEF tìm cách giải quyết những quan ngại đối diện với trẻ em này thông qua một chương trình vì trẻ em, bắt đầu bằng một nghiên cứu đánh giá nhằm tìm hiểu rõ, toàn diện cũng như có bằng chứng về các cách thức mà quyền trẻ em bị ảnh hưởng bởi ngành may mặc và giày dép ở thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, kể cả trong hay ngoài phạm vi doanh nghiệp.
Nghiên cứu đánh giá phân tích các nhân tố ảnh hưởng chính và các nguyên nhân gốc rễ, từ đó đề ra những khuyến nghị về các bước mà doanh nghiệp có thể thực hiện để giảm thiểu các tác động bất lợi, đẩy mạnh các tác động tích cực nhằm giúp thực hiện các can thiệp có hiệu quả, bám sát mục tiêu đề ra và giúp xây dựng tài liệu hướng dẫn kể cả các thông lệ tốt, thân thiện với trẻ em trong chuỗi cung ứng ngành may mặc và giày dép ở cả trong nước và quốc tế.
Nghiên cứu đánh giá này được thực hiện năm 2016 gồm nghiên cứu tư liệu dựa trên các tài liệu, ấn phẩm hiện hành cộng với nghiên cứu hiện trường bao gồm phỏng vấn các bên có liên quan, tiếp xúc với doanh nghiệp, nhà máy, quan sát trực tiếp và nghiên cứu thăm dò để khẳng định kết quả nghiên cứu tư liệu cũng như xác định bổ sung các tác động có thực. Phạm vi địa lý tập trung vào ngành may mặc và giày dép tại thành phố Hồ Chí Minh (quận Bình Tân và Thủ Đức) và các tỉnh lân cận gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An và Vũng Tàu.
Bấm vào đây để tải bản báo cáo tóm tắt của nghiên cứu đánh giá bằng Tiếng Việt.
Date added: | 07/31/2013 |
Downloads: | 10129 |
Over the past few decades, Viet Nam has made significant strides in improving its legislative framework to advance gender equality. The 2006 Law on Gender Equality illustrated the government’s commitment to advance this issue, and subsequent policies and laws have contributed to the promotion of women’s rights. However, women continue to face challenges in many areas of society, including the criminal justice system. Whether they experience violence, perpetrators of crimes, or criminal justice workers, women face a patriarchal system laden with gender stereotypes. In order to contribute to the growing volume of research on gender in Viet Nam, the United Nations in Viet Nam undertook an assessment process to research the role of women in the criminal justice system and identify areas for improvement.
Date added: | 08/05/2016 |
Downloads: | 3902 |
This update is issued on behalf of the United Nations Resident Coordinator in Viet Nam. It covers the period from 27 July to 2 August 2016. The next update will be issued as new information becomes available.
Highlights
Date added: | 06/16/2016 |
Downloads: | 9301 |
Báo cáo “Chỉ số Công lý 2015 – Hướng tới một nền tư pháp vì dân” trình bày đánh giá tổng quan về việc đảm bảo tiếp cận công lý, công bằng và bình đẳng trong giải quyết tranh chấp và khiếu nại, cũng như quyền cơ bản của người dân dựa trên phỏng vấn 13,841 người dân được tiến hành ở 63 tỉnh thành của Việt Nam.
Một số kết luận và khuyến nghị, rút ra từ các dữ liệu và phân tích thực chứng của nghiên cứu Chỉ số Công lý 2015 được trình bày trong báo cáo, giúp định hướng các giải pháp chính sách và lập kế hoạch cho các hành động và cải cách ở trung ương cũng như các địa phương trong thời gian tới, hướng tới một nền tư pháp vì dân, xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công bằng dân chủ. Báo cáo cũng gợi ý về việc sử dụng Chỉ số là công cụ theo dõi và đánh giá việc triển khai các chương trình hành động quốc gia nhằm hiện thực hóa cam kết của Việt Nam về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững theo Chương trình nghị sự 2030.
Date added: | 01/22/2016 |
Downloads: | 7504 |
Trẻ em là công dân đặc biệt, nhỏ tuổi, non nớt cả về thể chất và trí tuệ, do đó trẻ em không thể tự mình thực hiện và bảo vệ quyền của mình mà chủ yếu phụ thuộc vào người chăm sóc. Quyền của trẻ em chính là cơ sở làm phát sinh nghĩa vụ, trách nhiệm của người lớn, gia đình, nhà trường, nhà nước và xã hội. Chính vì lẽ đó, nhiều năm qua cộng đồng quốc tế luôn kêu gọi các quốc gia chú ý bảo đảm mọi nỗ lực, hướng tới mục tiêu phát triển con người, đặc biệt là phát triển trẻ em.
Ngày 20/02/1990, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (CRC). Việc phê chuẩn sớm toàn bộ Công ước cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc thực hiện Quyền trẻ em. Ngày 05/3/1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký "Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" và ngày 18/8/1991 Quốc hội Việt Nam ban hành "Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em". Theo đó, Quyền của trẻ em và trách nhiệm của nhà nước, gia đình và xã hội được thể chế hóa thành luật pháp. Các chính sách về trẻ em được thực hiện cùng với chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Date added: | 09/16/2015 |
Downloads: | 7954 |
Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) ở Việt Nam, thuộc chương trình MICS toàn cầu, đã được Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2013-2014 với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
Chương trình MICS toàn cầu được UNICEF phát triển vào những năm 1990 là chương trình điều tra hộ gia đình quốc tế nhằm thu thập các thông tin có tính so sánh toàn cầu về một loạt các chỉ tiêu phản ánh tình trạng trẻ em và phụ nữ. Các điều tra MICS đo lường các chỉ tiêu chính cho phép các quốc gia có các số liệu để sử dụng trong các chính sách và chương trình và để theo dõi tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ cũng như các cam kết quốc tế khác. Để biết thêm thông tin về các chỉ tiêu và các phân tích trong báo cáo cuối cùng có thể truy cập vào trang web www.gso.gov.vn và www.unicef.org/vietnam.
Nhấn vào đây để tải:
Date added: | 06/30/2015 |
Downloads: | 7617 |
Nghiên cứu điển hình về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam là sáng kiến nghiên cứu trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu khu vực về tiếp cận công lý của phụ nữ trong hệ thống pháp lý đa kênh. Nghiên cứu khu vực được thực hiện thông qua chương trình khu vực của Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) về “Cải thiện Quyền con người của Phụ nữ ở khu vực Đông Nam Á – CEDAW, Giai đoạn II” với sự hỗ trợ của chính phủ Canada. Tại Việt Nam, Viện Xã Hội học, một cơ quan nhà nước, thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam tiến hành nghiên cứu với chủ đề Tiếp cận công lý trong hệ thống pháp lý đa kênh ở Việt Nam từ quan điểm của Công ước CEDAW, nhằm cải thiện chính sách, tập trung vào vấn đề bạo lực gia đình”. Nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ giữa hệ thống pháp luật chính thức và không chính thức và xác định các yếu tố hạn chế phụ nữ tiếp cận công lý. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhằm chỉ rõ những yêu cầu và bước đi cụ thể nhằm xóa bỏ các rào cản trong hệ thống pháp lý đa kênh và tăng khả năng tiếp cận công lý của phụ nữ.
Date added: | 03/09/2015 |
Downloads: | 8984 |
Năm 2012, Liên Hợp Quốc tiến hành tham vấn toàn cầu về Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 nhằm lắng nghe tiếng nói của người dân về một tương lai mà họ mong muốn. 83 quốc gia trong đó có Việt Nam đã được lựa chọn để tiến hành tham vấn quốc gia. Tham vấn quốc gia ở Việt Nam tập trung vào 8 nhóm dân cư và hội thảo tham vấn được tổ chức vào 20/3/2013. Các cuộc tham vấn đã hỏi ý kiến 1.300 người dân Việt Nam và số lượng người Việt Nam tham gia bỏ phiếu về những vấn đề quan trọng nhất với họ trên website ‘Thế giới của tôi’ còn lớn hơn nhiều.
Vòng hai chương trình tham vấn sau năm 2015 tập trung vào “Phương thức thực hiện” đối với khung phát triển toàn cầu mới. Việt Nam là một trong 10 nước được lựa chọn trên toàn cầu để tham vấn về chủ đề “Giám sát có sự tham gia, các hình thức trách nhiệm giải trình hiện có và hình thức mới”. Chủ đề này gắn với thông điệp của vòng tham vấn đầu tiên về mong muốn của người dân được đóng vai trò chủ động hơn nữa trong quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định. Giám sát do người dân chủ trì nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình có thể là cách để trao quyền cho người dân để họ có thể tự xây dựng các ưu tiên của mình đồng thời kiểm soát tốt hơn nhưng quyết định có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của họ.
Date added: | 08/01/2013 |
Downloads: | 7745 |
To bring together the different sectors of the Government and other key stakeholders to address migration health issues and concerns, IOM and the Health Strategy and Policy Institute (HSPI) of MoH organized a workshop entitled "Health care for migrants in Viet Nam – Situations and Solutions". The workshop was held on 24 May 2013 in Hanoi, Viet Nam.
The objectives of the workshop were: to draw attention toand discuss gaps in health issues, health care needs and the related regulatory and policy frameworks of international and internal migrants in Viet Nam; to share experiences and good practices among policymakers and other stakeholders exploring existing policies and initiatives that have proven to be successful in addressing migrants' health issues; to highlight the importance of the Migrants' Health Resolution of the WHA; and to draft a set of priorities for future action for the Government and other stakeholders to address migrants' health issues in response to the Migrants' Health Resolution.
Date added: | 10/16/2013 |
Downloads: | 11422 |
Vấn đề tiếp cận đất đai của phụ nữ thường được xem xét trong bối cảnh của sự áp bức, sự giải phóng, hay tính độc đáo của Việt Nam. Nghiên cứu này tìm hiểu sự tiếp cận đất đai của phụ nữ ở 10 tỉnh thành của Việt Nam không theo các truyền thống như vậy. 10 địa điểm nghiên cứu được lựa chọn này đã phản ánh sự đa dạng về bối cảnh nông thôn đô thị, thực hành dòng họ, và tộc người. Ngoài các dữ liệu khảo sát định lượng, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu đã phân tích các bản án của tòa liên quan đến vấn đề thừa kế ở tòa án Việt Nam từ cấp quận huyện đến tòa án tối cao.
Để các chương trình, sáng kiến hỗ trợ việc đảm bảo quyền đất đai của phụ nữ được triển khai có hiệu quả, Nhóm nghiên cứu đã đưa ra các khuyến nghị đề cao việc 1) gia tăng các nội dung và các chiến lược truyền thông cho các chương trình toàn diện; 2) khuyến khích và ủng hộ phụ nữ đăng ký quyền sử dụng đất và sử dụng giấy tờ chuyển quyền sử dụng đất; và 3) gia tăng tiêu chuẩn các dịch vụ pháp lý cơ sở ở khắp các cộng đồng ở Việt Nam. Việc triển khai một chương trình thí điểm có có tính chất toàn diện theo các nguyên tắc: bao hàm, đa dạng và rõ ràng cũng được khuyến nghị trong báo cáo này.
Date added: | 10/03/2013 |
Downloads: | 10774 |
Báo cáo này đề xuất việc sử dụng Chỉ số Công lý một công cụ mới cho phân tích và hoạch định chính sách pháp luật và tư pháp. Đồng thời, cũng là một công cụ hữu hiệu tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước cả ở trung ương và địa phương thực hiện trách nhiệm giải trình với người dân về hiệu quả hoạt động của các thiết chế công, các nỗ lực bảo đảm công lý--hay là công bằng và bình đẳng—cho người dân. Báo cáo mở đầu bằng việc diễn giải sự cần thiết của một công cụ đo lường và đánh giá về bảo đảm công lý dựa trên các phản ánh của người dân từ trải nghiệm thực tế ở Chương 1. Chương 2 giới thiệu về phương pháp nghiên cứu và khảo sát. Chương 3 sẽ trình bày tổng quan về thực trạng công bằng và bình đẳng trên thực tế, cụ thể là các thách thức người dân đang phải đối mặt khi tiếp cận hệ thống cơ quan tư pháp hay các thiết chế công nói chung, các bất cập trong giải quyết vướng mắc và tranh chấp pháp lý dân sự và khiếu nại hành chính, cũng như các bất cập về cơ chế bảo đảm các quyền cơ bản của người dân. Chương 4 sẽ trình bày kết quả của 21 tỉnh, thành phố tham gia Chỉ số Công lý năm 2012. Báo cáo sẽ khép lại với một số khuyến nghị chính sách dựa trên kết quả phân tích và phát hiện của Chỉ số Công lý 2012.
Date added: | 08/09/2013 |
Downloads: | 10879 |
Theo dõi và đánh giá (TD&ĐG) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác kế hoạch hóa vì nó trả lời cho câu hỏi quan trọng “Làm thế nào để biết địa phương/ngành đi đúng hướng, hoặc đi đến đích hay không?” TD&ĐG không phải là một hoạt động riêng lẻ mà là một quá trình bao gồm hai loại hoạt động lớn: theo dõi và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Quá trình này bắt đầu từ khi kế hoạch được triển khai đến khi kết thúc kỳ kế hoạch.
TD&ĐG đang được coi là một khâu yếu trong công tác kế hoạch hóa hiện nay ở Việt Nam. Những lý do được phát hiện bao gồm i) cơ sở để triển khai công tác này – các văn bản pháp qui, hệ thống chỉ số và chỉ tiêu TD&ĐG của các địa phương/ngành vẫn chưa hoàn chỉnh; ii) công tác TD&ĐG hầu như được làm theo thông lệ, chủ yếu dựa vào chế độ báo cáo từ dưới lên mà thiếu sự giám sát và kiểm chứng khoa học, khách quan; iii) tình trạng thiếu cán bộ và phương tiện chuyên môn cho công tác này; và iv) các cơ sở dữ liệu không được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác, v.v..
Nhấn vào đây để tải bản Tiếng Việt
Date added: | 03/29/2013 |
Downloads: | 13775 |
Bộ công cụ này được xây dựng trong một giai đoạn gần ba năm (2010-2012) theo khuôn khổ của Dự án về Xây dựng Năng lực Kiểm toán xã hội cho Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giữa UNICEF và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tiến trình xây dựng Bộ công cụ này đã đón nhận được rất nhiều sự trợ giúp trực tiếp và gián tiếp của rất nhiều cá nhân.
UNICEF và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chân thành cảm ơn các chuyên gia tư vấn và nhân viên của Viện Phát triển Hải ngoại đã xây dựng Bộ công cụ này với sự tham vấn và nhận xét của rất nhiều cán bộ kỹ thuật và cố vấn từ phía UNICEF và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Chúng tôi đặc biệt cảm ơn những đóng góp của các cá nhân sau đây đã tham gia xây dựng Bộ công cụ:
Từ phía Viện Phát triển Hải ngoại: bà Helen Banos-Smith, ông Bernard Gauthier, bà Katie Heller, bà Louise Mailloux, bà Sue Newport, ông Lance Roberson, ông Gopakumar Thampi, bà Carol Watson, bà Caroline Harper, bà Nicola Jones, bà Paola Pereznieto, bà Evie Browne, bà Sylvia Nwamaraihe, ông Thomas Trafalgar Aston.
Từ phía Bộ KH&ĐT: ông Nguyễn Quang Thắng, ông Nguyễn Tường Sơn, ông Hồ Minh Chiến, ông Lê Quang Hùng và ông Đặng Văn Nghị.
Từ phía UNICEF: ông Paul Quarles Van Ufford, ông Samman J. Thapa, ông Vũ Mạnh Hồng, ông Ewout Erik Stoefs, bà Phạm Thị Lan, bà Nguyễn Thị Thanh An và ông Nguyễn Ngọc Triệu.
Nhấn vào đây để tải bộ công cụ Tiếng Việt
Date added: | 04/12/2013 |
Downloads: | 12640 |
This Profile was prepared to present key findings from the Primary Classroom Language Mapping in Lao Cai province, conducted by UNICEF in partnership with the Ministry of Education and Training, Lao Cai Department of Education and Planning, and Summer Institute of Linguistics International. The mapping was to collect information on primary school students' strongest language and academic performance, and the teacher's ethnicity and second language abilities. It helped to identify monolingual school sites, where mother tongue based bilingual education (MTBBE) can be applied; the number of teachers who can potentially be the MTBBE teachers; and where students are performing well and where students are performing weakly. The instrument has proven effective and other provinces plan to apply it in future.
Date added: | 02/18/2013 |
Downloads: | 14418 |
Việc nghiên cứu cụ thể chín (09) quyền cấu thành Quyền Bào chữa trong luật pháp về nhân quyền quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật với thực tiễn của bốn (04) quốc gia vừa có hệ thống pháp luật tương tự Việt Nam, như Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, và vừa có hệ thống án lệ (common law) như Australia để so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn về quyền bào chữa đang được áp dụng tại Việt Nam, trong bối cảnh cải cách tư pháp và hoàn thiện BLTTHS (sửa đổi).
Date added: | 10/30/2012 |
Downloads: | 11127 |
Được UNEG AGM thông qua năm 2010, bản kểm về chất lượng Điều khoản tham chiếu và Báo cáo ban đầu của các cuộc đánh giá là văn bản hướng dẫn cho các thành viên UNEG trong việc thiết kế và tiến hành các cuộc đánh giá. Dựa trên cơ sở các bộ quy tắc ứng xử và các chuẩn mực của UNEG cho công tác đánh giá, Bản kiểm này bao gồm các chỉ số thiết yếu để bảo đảm điều khoản tham chiếu và báo cáo ban đầu cho các cuộc đánh giá có chất lượng cao nhất.
Date added: | 10/30/2012 |
Downloads: | 11025 |
Được UNEG AGM thông qua năm 2010, Hướng dẫn về thực hành tốt này là văn bản hướng dẫn cho các Văn phòng đánh giá của Liên Hợp Quốc và các cán bộ quản lý cấp cao về:
● Các thực hành tốt về quản lý các phản hồi/khuyến nghị sau một đánh giá;
● Xây dựng các hệ thống để theo dõi và báo cáo về việc thực hiện các khuyến nghị từ các cuộc đánh giá; và
● Các cơ chế để hỗ trợ việc học hỏi và mở rộng tri thức thu được từ các cuộc đánh giá.
Hướng dẫn này được mong đợi sẽ góp phần vào việc sử dụng tốt hơn các kết quả đánh giá cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình và việc học hỏi của tổ chức.
Date added: | 07/26/2012 |
Downloads: | 14811 |
Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự qui định các cơ quan tố tụng có trách nhiệm chỉ định luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo phạm tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình, và bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Qui định về “Luật sư Chỉ định” này được xem là một trong những cơ chế hợp pháp để hiện thực hoá quyền bào chữa được nêu trong Công ước về Quyền Chính trị và Dân sự mà Việt Nam đã gia nhập và phê chuẩn từ tháng 9 năm 1982. Báo cáo nghiên cứu này, lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam, cung cấp những phân tích sâu, có giá trị về việc tổ chức bảo đảm thực hiện quyền này trên thực tế. Các phát hiện của nghiên cứu là dựa trên việc rà soát tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành, phân tích thông tin thu thập được từ tất cả 62 đoàn luật sư hiện có và phỏng vấn sâu tại 9 tỉnh trên cả nước. Báo cáo đưa ra các kết luận và khuyến nghị có tính thực tiễn về phương cách cải thiện việc đảm bảo thực hiện các quyền trong tố tụng hình sự phù hợp với chương trình cải cách luật pháp và tư pháp tại Việt Nam.
Date added: | 07/05/2012 |
Downloads: | 15670 |
Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) được Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2011. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cung cấp các hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cung cấp các hỗ trợ về tài chính.
MICS là chương trình điều tra hộ gia đình toàn cầu được UNICEF xây dựng. Cuộc điều tra MICS tại Việt Nam được thực hiện như là một cấu phần của chương trình MICS toàn cầu lần thứ tư. MICS cung cấp những thông tin mới nhất về thực trạng trẻ em và phụ nữ và các chỉ tiêu đo lường quan trọng cho phép các quốc gia giám sát quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và các công ước quốc tế khác. Các thông tin về dự án MICS toàn cầu có thể xem thêm tại website: www.childinfo.org
Date added: | 11/22/2011 |
Downloads: | 16361 |
A pilot involving four social audit tools was implemented in Viet Nam in 2010. Led by the Ministry of Planning and Investment (MPI), and supported by UNICEF, it aimed at building capacity for the social audit of the Socio-Economic Development Plan (SEDP) to enhance the its social performance, as expressed in its ability to deliver continued improvement in the living standards of Viet Nam’s population in general and of vulnerable groups in particular. This focus was on achieving this through improved Monitoring and Evaluation (M&E) of social dimensions of the 2006-2010 SEDP, particularly focusing on poverty reduction, health services for children under six years old, and gender.
The Central Institute for Economic Management (CIEM), under the authority of MPI, implemented the pilots with technical support of the UK-based Overseas Development Institute (ODI). CIEM also conducted a capacity assessment of government staff in using participatory methods for planning, monitoring and evaluation. Based on this and the lessons learned from the social audit pilots, a capacity development strategy has been developed. ODI has also developed a SEDP Social Audit Toolkit with detailed information on the four tools, based on the experience gained from piloting the tools in the Vietnamese context.
This report should be of interest to national and sub-national government officials in Viet Nam who are in charge of designing, implementing, monitoring and evaluating public policies, programs and services. It should also be of interest to UNICEF and other multilateral and donor agencies that assist the government of Viet Nam in meeting its development objectives, and interested in methods/tools that allow for greater participation of citizens in assessing public policies and programs.
Date added: | 07/30/2010 |
Downloads: | 16742 |
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau, nhiều nhóm dân tộc có ngôn ngữ riêng và sống ở các vùng xa xôi, kinh tế chậm phát triển. Tổng số người dân tộc thiểu số (DTTS) khoảng 11 triệu, chiếm 13% trong tổng số 85,8 triệu dân số cả nước. Ngôn ngữ giảng dạy chính trong nhà trường là tiếng Việt và tất cả trẻ em DTTS đều được dạy bằng tiếng Việt. Điều này đã tạo nên một “rào cản về ngôn ngữ” đối với nhiều học sinh DTTS, nhiều em có khả năng tiếng Việt hạn chế hoặc một số em không biết một chút tiếng Việt nào.
Date added: | 08/09/2009 |
Downloads: | 16062 |
INTRODUCTION
This 2008 Stocktaking Synthesis Report compiles the major accomplishments reported by the Governments and the United Nations system in the Delivering as One pilot countries. The report clearly marks innovations in resolving key challenges in 2008, identifies major challenges that remain, and highlights the key lessons learned emerging from the second year of Delivering as One. It also provides key elements for moving forward with the greater UN coherence and effectiveness agenda both at the country and corporate levels.
Date added: | 04/09/2009 |
Downloads: | 3320 |
Through the One Plan, the 14 resident UN organizations in Viet Nam have agreed on a joint planning framework with the Government, with a focus on achieving more coherence, better results and greater impact for the benefit of all people in Viet Nam. In monitoring the One Plan, and the One UN Initiative more broadly, the UN has to consider both development results (results related to the interventions spelled out in the One Plan) and process results (progress in relation to UN reform).
Date added: | 06/02/2009 |
Downloads: | 16303 |
The UN Country Team (UNCT) in Viet Nam is pleased to share this report that takes stock of progress in the implementation of the One UN Initiative. The report was shared and discussed with the Government and the donor community involved in UN reform at country level in Viet Nam. The report highlights the key events, achievements and challenges in 2008, providing lessons learned for the reform process, both for Viet Nam and other countries. At the end of the report an assessment of the UN reform programme and process is provided in light of current change anagement theories, leading to interesting and valuable lessons learned about the change process that the 16 resident UN Organizations are going through in Viet Nam.
Date added: | 01/08/2010 |
Downloads: | 17823 |
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH - Báo cáo này dựa trên nghiên cứu định tính được thực hiện ở Việt Nam
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của Vụ Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em- Bộ Y tế trong suốt quá trình nhóm thực hiện cuộc nghiên cứu. Chân thành cảm ơn Tiến sỹ Đinh Thị Phương Hoà đã chỉ đạo và giám sát ngay từ khi cuộc nghiên cứu mới bắt đầu và đã cùng các đồng nghiệp trong Vụ dành thời gian và công sức quý báu để đảm bảo cho cuộc nghiên cứu hoàn thành xuất sắc. Nhóm nghiên cứu cũng xin chân thành cảm ơn bác sỹ Hoàng Anh Tuấn - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em đã hỗ trợ và giám sát công tác hậu cần như liên hệ với các địa phương, dịch tài liệu và tổ chức các cuộc họp.
UNICEF Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí cho cuộc nghiên cứu này thông qua dự án Phòng lây truyền mẹ con quốc gia do tổ chức tài trợ. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Bác sỹ Luisa Brumana, chuyên gia HIV/AIDS đã chỉ đạo cuộc nghiên cứu này, Bác sỹ Mai Thu Hiền, cán bộ chương trình UNICEF đã giám sát, hỗ trợ và tham gia quản lý cuộc nghiên cứu, đồng cảm ơn ông Nguyễn Ngọc Triệu đã hỗ trợ về mặt hành chính cho cuộc nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn tới các trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh Sản tỉnh An Giang, TP Quảng Ninh và TPHCM đã dành thời gian và hỗ trợ cuộc nghiên cứu, tổ chức các buổi phỏng vấn, cung cấp các thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu. Ngoài ra, các tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các nhân viên y tế các cấp xã, huyện, tỉnh đã tham gia trả lời phỏng vấn. Nhóm nghiên cứu chân thành biết ơn tất cả những người đã dành thời gian trả lời các câu hỏi một cách cởi mở và chân thành.
Sau cùng, tất cả những lỗi và thiếu sót đều thuộc trách nhiệm của riêng cố vấn hướng dẫn.
Date added: | 01/29/2012 |
Downloads: | 14309 |
Loạt bài nghiên cứu này cung cấp một số đánh giá sâu và toàn diện về hệ thống tư pháp tại năm nước gồm Trung quốc, Indonesia, Nhật bản, Hàn quốc và Liên bang Nga. Đây là các nước được lựa chọn dựa trên các tiêu chí về phát triển kinh tế, hệ thống chính trị, lịch sử và văn hoá mà Việt Nam quan tâm. Bên cạnh trọng tâm nghiên cứu là hệ thống toà án, các báo cáo cũng phân tích về các cơ quan tư pháp có liên quan và đưa ra một khung so sánh phổ quát về cải cách tư pháp ở các nước nêu trên với Việt Nam. Hy vọng loạt bài nghiên cứu này sẽ giúp ích cho công việc của các nhà hoạch định chính sách trong việc triển khai nghị trình cải cách tư pháp của Việt Nam.
Lưu ý: Khác vói bản Tiếng Anh, bản Tiếng Việt của các bài nghiên cứu này đã được trình bày trong một file.
Xin mời tải bản Tiếng Việt tại đây
Date added: | 03/29/2012 |
Downloads: | 14668 |
Kết quả và khuyến nghị từ khảo sát thí điểm ở ba tỉnh
Báo cáo này trình bày tóm tắt về một nghiên cứu thử nghiệm nhằm xây dựng công cụ đánh giá trải nghiệm và cảm nhận của người dân về tư pháp ở Việt Nam. Phương pháp và công cụ nghiên cứu, đã được sử dụng để thu nhận và phân tích phản hồi của người dân về hoạt động của hệ thống tư pháp khi họ có tranh chấp đất đai và chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, được mô tả chi tiết trong báo cáo. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng cách lớn giữa pháp luật và đời sống, cũng như sự tồn tại đồng hành và tương hỗ giữa các định chế chính thống, không chính thống và tập quán pháp ở Việt Nam.
Xin mời tải bản Tiếng Việt tại đây
Date added: | 06/20/2011 |
Downloads: | 13926 |
This profile of key sex-disaggregated indicators from the 2009 Viet Nam Population and Housing Census is an initial effort to extract fundamental information on gender differences based on census indicators, and thereby to identify areas (both sectoral and geographic) where gender gaps still remain. It is thus an attempt to supplement existing information and evidence on gender equality in Viet Nam and is intended to demonstrate the importance of a systematic sex disaggregation in data analysis for evidence-based and effective policy development and planning. This booklet represents the seventh in a series of booklets published by UNFPA in recent years. It is based solely on the Population and Housing Census data, particularly the 15% sample of 2009 and the 3% sample data of 1999, and draws from the Major Findings1 and a series of census monographs developed by the GSO and UNFPA.
Date added: | 10/06/2011 |
Downloads: | 15508 |
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tỷ số giới tính khi sinh nằm trong khoảng 104-106 bé trai trên 100 bé gái. Tuy nhiên, tỷ số này đã gia tăng nhanh chóng trong 25 qua tại một số quốc gia châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Mất cân bằng tỷ số giới tính dân số cho thấy tâm lý ưa thích con trai, cùng với khả năng tiếp cận ngày càng dễ dàng hơn tới các công nghệ mới lựa chọn giới tính. Điều này dẫn tới vấn đề “thiếu hụt” hàng triệu phụ nữ – gây khủng hoảng ngày càng trầm trọng đối với phụ nữ và toàn xã hội.