Ngày 3 tháng 3 năm 2009: Chuyến thăm Hà Nội vừa qua của Liên minh Nghị viện (IPU) tạo cơ hội để LHQ tại Việt Nam nhìn lại và đánh giá những hoạt động hỗ trợ cho Quốc hội kể từ giữa thập kỷ 90.
LHQ là một trong những đối tác phát triển đầu tiên của Quốc hội và kể từ đó đến nay đã liên tục hỗ trợ Quốc hội chủ yếu về công tác tăng cường năng lực và xây dựng chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị quốc gia, dân số và sức khỏe sinh sản, phòng chống bạo hành gia đình và bình đẳng giới.
Sau đây là thông tin tóm tắt về chuyến thăm của Đoàn IPU và các hoạt động của LHQ và Quốc hội.
Vấn đề chính mà Đoàn Liên minh Nghị viện quan tâm là Quốc hội Việt Nam và cải cách LHQ.
Chuyến thăm của Đoàn IPU từ 23 đến 26 tháng 2 chủ yếu quan tâm tới các nỗ lực cải cách LHQ và mối quan hệ giữa LHQ và Quốc hội Việt Nam. Các thành viên của Đoàn đã gặp gỡ với Phó Chủ tịch nước và một số đại biểu khác của Quốc hội, lãnh đạo của một số tổ chức LHQ tại Việt Nam cũng như đại diện của các Bộ, ngành, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ. Đoàn đã thu được những thông tin trực tiếp về tiến độ thực hiện Sáng kiến Một LHQ và hiểu rõ hơn về sự hỗ trợ của LHQ đối với Quốc hội. Vào tháng 9 năm ngoái, IPU cử một đoàn công tác tương tự tới Tanzania, cũng là một nước thực hiện thí điểm cải cách LHQ.
Kết quả của chuyến công tác tại Việt Nam sẽ được trình bày trước Ban Chấp hành IPU trong phiên họp toàn thể sắp tới của IPU tại Addis Ababa (5 - 10 tháng 4 năm 2009) và chia sẻ với tất cả các nghị viện thành viên của IPU. Sẽ có cơ hội để tiếp tục trao đổi các ý tưởng, tập quán/kinh nghiệm hay và các khuyến nghị khi Uỷ ban IPU về các Vấn đề LHQ họp vào tháng 10 năm 2009.
LHQ dự kiến tăng cường hợp tác với nghị viện các nước thông qua tổ chức toàn cầu của họ (IPU) với 154 nghị viện thành viên.
Liên Hợp Quốc và Quốc hội Việt Nam
Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam quy định Quốc hội là "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" và cũng là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Quốc hội có quyền đề ra, thông qua và sửa đổi hiến pháp cũng như xây dựng và sửa đổi luật pháp. Quốc hội có trách nhiệm đưa vào khuôn khổ pháp luật và giám sát việc thực hiện các kế hoạch và ngân sách của Nhà nước.
Vai trò của Quốc hội đã được tăng cường đáng kể trong quá trình cải cách của Việt Nam trong thời gian qua. Giờ đây, Quốc hội dường như có vị trí xứng đáng hơn và quyền lực mạnh hơn rất nhiều trong hệ thống chính trị so với cách đây 10 năm. LHQ đã và đang hỗ trợ Quốc hội từ giữa thập kỷ 90 và tập trung vào việc tăng cường năng lực thể chế và chính sách, đặc biệt trong quá trình giám sát và rà soát luật pháp.
Tăng cường năng lực thể chế
Vào giữa thập kỷ 90, LHQ là một trong những đối tác phát triển đầu tiên hỗ trợ cho Quốc hội thông qua Văn phòng Quốc hội. Từ đó đến nay, với những khoản đóng góp tài chính đáng kể từ các đối tác phát triển khác, LHQ đã liên tục hỗ trợ Quốc hội nâng cao năng lực thể chế và chính sách, trong đó trọng tâm là hỗ trợ quá trình xây dựng luật, giám sát và đại diện.
ILHQ ngày càng tăng cường phối hợp trực tiếp với các Ủy ban chính của Quốc hội thông qua các dự án (ví dụ như dự án hỗ trợ giám sát ngân sách), nghiên cứu chính sách hay hỗ trợ sửa đổi các dự thảo luật.
Dân số, sức khỏe sinh sản và bạo hành gia đình
LHQ hỗ trợ Quốc hội trong những lĩnh vực này nhằm tăng cường năng lực cho các Đại biểu về công tác: i) xem xét, phê chuẩn các dự thảo luật, pháp lệnh mới và/hoặc sửa đổi về y tế nói chung và về dân số và sức khỏe sinh sản nói riêng; và ii) theo dõi việc thực hiện các bộ luật và chính sách này ở cấp cộng đồng. LHQ đã có các bài trình bày về thực trạng dân số và sức khỏe sinh sản hiện nay ở Việt Nam tại các hội nghị, hội thảo do Quốc hội tổ chức cũng như đã giúp Quốc hội đưa các vấn đề mới nảy sinh về dân số và sức khỏe sinh sản vào bản tin nội bộ phục vụ cho các Đại biểu. Ngoài ra, LHQ còn theo dõi việc thực hiện Luật Phòng chống bạo hành gia đình ở hai tỉnh thí điểm.
Các quyền của phụ nữ và bình đẳng giới
Việt Nam vẫn là nước đứng đầu Châu Á về tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội. Với kết quả tăng cường năng lực, Quốc hội đã tiến hành lồng ghép nội dung của Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) vào pháp luật của Việt Nam và theo dõi việc thực thi chính sách, luật pháp để đảm bảo luật pháp, chính sách và chương trình phát triển của quốc gia đối với các dân tộc thiểu số và các vùng dân tộc thiểu số được xây dựng trong khuôn khổ CEDAW, tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng về thực chất, không phân biệt đối xử và nghĩa vụ của Nhà nước và phù hợp với Luật Bình đẳng giới.
Các Đại biểu Quốc hội giờ đây đã nắm rõ hơn cách thức áp dụng và phản ánh CEDAW trong công tác xây dựng luật pháp cũng như trong việc theo dõi và giám sát các chương trình phát triển đối với các dân tộc thiểu số và các vùng dân tộc thiểu số.
LHQ đã tích cực tuyên truyền vận động cho việc lập ngân sách có tính đến yếu tố giới và hỗ trợ tăng cường các nhóm nữ nghị sĩ trong khu vực. Gần đây, LHQ đã tiến hành hướng dẫn cho các Đại biểu Quốc hội về cách thức lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong công tác lập pháp, kể cả việc lập ngân sách mang tính nhạy cảm về giới và tổ chức một hội thảo khu vực để tạo cơ hội đối thoại giữa các nhóm nữ nghị sĩ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
Ngoài ra, Nhóm Nữ nghị sĩ của Việt Nam mới hình thành hiện được LHQ hỗ trợ thông qua Chương trình chung về Giới của LHQ đang được thiết lập.
Tin mới
- UN Joint Census Monitoring: Ensuring quality in data collection
- New partnership aims to optimize development assistance for health
- Norway Secretary of State signs US$ 1.8 million grant for Green One UN House in Ha Noi
- UN Secretary-General underscores potential of water as unifying force
- UN and Government launch new Joint Programme on Gender
- ‘Unite to end violence against women’, UN says