Hà Nội (Việt Nam) ngày 14 tháng 8 năm 2013 - Theo một báo cáo nghiên cứu toàn diện do Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) thực hiện lần đầu tiên, về các nguy cơ tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tại Đông Á – Thái Bình Dương, các đường dây tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức tại khu vực này hàng năm kiếm được khoảng 90 tỉ đô la Mỹ.
Báo cáo Đánh giá nguy cơ tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tại Đông Á – Thái Bình Dương đã mô tả chi tiết cơ chế của các loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và đưa ra ước tính về doanh thu mà các băng nhóm tội phạm có được từ các hoạt động liên quan đến buôn bán người và đưa người di cư trái phép, tội phạm ma túy (heroin và metaphetamine), tội phạm môi trường (động thực vật hoang dã, các sản phẩm từ gỗ, rác thải điện tử và các chất làm suy giảm tầng ô-zôn), buôn bán hàng giả và thuốc giả.
Siêu lợi nhuận
Báo cáo ước tính rằng các băng nhóm tội phạm thu được từ các thị trường phi pháp ở Đông Á – Thái Bình Dương tới gần 90 tỉ đô la Mỹ mỗi năm – gấp đôi GDP của My-an-ma, 8 lần GDP của Cam-pu-chia và 13 lần GDP của Lào.
Theo báo cáo, các nhóm tội phạm tại Đông Á – Thái Bình Dương kiếm được nhiều tiền nhất từ buôn bán hàng giả (24,4 tỉ đô la Mỹ), gỗ lậu (17 tỉ đô la Mỹ), heroin (16,3 tỉ đô la Mỹ), methamphetamine (15 tỉ đô la Mỹ), thuốc giả (5 tỉ đô la Mỹ) và rác thải điện tử (3,75 tỉ đô la Mỹ).
Đưa người di cư bất hợp pháp
Một vấn đề đáng chú ý đặc biệt là việc đưa người di cư bất hợp pháp từ Đông Á và Đông Nam Á sang Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU), và chương 3 của báo cáo đã tập trung đặc biệt đề cập đến vấn đề này ở Trung Quốc và Việt Nam, vì đây là các quốc gia điển hình. UNODC ước tính rằng hàng năm có tới 36.000 người Trung Quốc di cư bất hợp pháp đã sử dụng các dịch vụ đưa người bất hợp pháp/buôn lậu để đến EU, và các dịch vụ này thu được khoảng 600 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Ở EU, số người Việt Nam di cư bất hợp pháp bị phát hiện hàng năm bằng một nửa số người Trung Quốc, tức là khoảng 18.000 người, và từ các hoạt động phi pháp này các đường dây vận chuyển lậu có thể thu được khoảng 300 triệu đô la Mỹ.
Hiện trạng của Việt Nam?
Trung Quốc là bãi rác thải điện tử chính trong khu vực trong khi Việt Nam là một trong những trung tâm lớn thứ hai của ngành kinh doanh này. Mỗi năm, khoảng tám tỉ tấn rác thải điện tử được buôn lậu vào Trung Quốc. Đối với cả khu vực, con số này là khoảng mười tỉ tấn, báo cáo cho biết.
Hiện nay, phần lớn thuốc giả có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc là điểm xuất phát của khoảng 60% thuốc giả bị bắt giữ trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2010. Nhìn chung, các nguyên liệu chế biến giả thường được chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á để sản xuất và đóng gói. Khi các hoạt động lập pháp và thực thi pháp luật được tăng cường ở Trung Quốc, các khâu sản xuất chính có thể đang được chuyển đến Việt Nam.
Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể tham khảo các tài liệu sau:
Báo cáo này đã đưa ra một cái nhìn chưa từng có liên quan đến các tổ chức tội phạm đã phát triển cùng với thương mại hợp pháp đồng thời lợi dụng của các chuỗi phân phối và hậu cần. Báo cáo cũng cung cấp các ước tính về giá trị để tiến hành thực hiện một cuộc tranh luận rộng rãi cũng như đưa ra các khuyến nghị để giải quyết những vấn đề này.
- Đọc tóm tắt các điểm kết quả chính của báo cáo
- Tải báo cáo của UNODC Đánh giá nguy cơ tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tại Đông Á – Thái Bình Dương
- Đọc thông cáo báo chí
- Đọc bài phát biểu của Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại buổi lễ công bố Báo cáo đánh giá của UNODC về các nguy cơ tội phạm có tổ chức tại Đông Á và Thái Bình Dương.
Tin mới
- The first ever Inter-censal on Population Survey in 2014, key to guiding national evidence-based policies and programmes
- Viet Nam part of regional Population Conference to set population agenda for building better lives
- Legal policy dialogue calls for human rights to be respected in the fight against crime
- The UN in Viet Nam and the Government join hands to strengthen health system in Ninh Thuan province
- New Horizon for Vietnamese seafarers
- Viet Nam Social Security Fund could start having deficits by 2021 and experience depletion by 2034 if no reforms are made